Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Câu 13: sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới


Câu 13: sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới.
a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thời kì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động… phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chất là đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao. Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kì manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt  trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.
Đại hội VII của Đảng (6/1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội cũng xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Là thành tựu văn minh nhân loại, bản thân kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, vì vậy, kinh tế thị trường có thể được sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kì xã hội nào, khi lấy kinh tế thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,…
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ được coi là một thứ công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vào thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết vận dụng đúng thì có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém.
Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng (4/2001): xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vậy thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Đại hội IX xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, còn tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.
Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết đó không phải kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Đại hội X: Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở bốn tiêu chí là:
Về mục đích phát triển: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản.
 Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ không phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin - cho hay độc quyền kinh doanh. Mặt khác, tiến lên chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa trên nền tảng của sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển, chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp và các nguồn lực khác.
Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân. Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết của nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người.
Hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội X khẳng định: “trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tư bản tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

update siêu khủng-làm 9,10 /10 thương mại điện tử.

do tình hình cập nhật từ 1 số khách hàng làm bài quizz thương mại điện tử chưa thật sự hài lòng với chất lượng

điểm. tác giả đã kịp thời điều chỉnh và tìm ra phương pháp mới.

giải thích:
ghép tất cả 10 files pdf thành 1 files word chứa tất cả quizz của cả năm học vào 1 files words

link dowload

bật words và bài quiz cùng 1 lúc

câu nào khó thì ctrl + F  (find ) --> paste vào là có đáp án ngay

(nguyên nhân từ trước là do chương hợp đồng thanh toán.. chương 2 ấy, mãi ở files quizz pdf thứ 12 nên các bạn ko biết mà bật lên, mà chỉ bật file 234 như tớ nói  (lỗi của tác giả )

bây giờ thì OK nhé

bất cứ thắc mắc nào alo

0164 958 7002  
nguyễn duy cường

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

SLIDE LOGICSTICS

1. ĐÂY LÀ SLIDE LOGICTICS CHƯƠNG 1

LỚP HỌC LOGICTICS THỨ 3, K2 P A303, CÔ GIÁO KHÔNG CHO LẤY SLIDE NHA

MAIL LỚP:  NGOAITHUONGFTU2012@GMAIL.COM

PASS : 2012ngoaithuongftu

ngoải ra đây là địa chỉ hỗ trợ các bạn lấy tài liệu nhiều môn khác

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

CÁCH LÀM BÀI QUIZ 10/10 FTU.NGUYỄN DUY CƯỜNG

step 1:  http://a2ftu.info/topic/7038352/1/    download quiz có đáp án chuẩn 100 %

step 2: chuẩn bị trình duyết pdf reader 4.5 trở lên ( có mục tìm FIND ) và sau đó bật 2 file quiz 1,2 (nếu làm chương 1) 

step 3: có thể làm hoặc không  : các bạn nghe giảng qua giáo trình lấy ít kiến thức

step 4: start  10 câu quiz 10 phút, đều thuộc file quiz 1,2 

với mỗi câu ko chắc chắn, hoặc muốn kiểm tra , chỉ cần copy va paste vào mục FIND của PDF và enter là ra đáp án và tick.


note: chương 2 là file quiz 2,3 cứ thể mà làm

nhớ chia sẻ ý kiến hữu ích này cho bạn bè nữa nha.

bí quyết điểm cao 2 bài luận bài topic: ( speaker thầy giáo )

1. hãy viết quá 300 (mặc dù đây là giới hạn) tầm 500 600 là ổn
2.viết mà copy cần trích dẫn nguồn

CHÚC CÁC BẠN ĐẠT ĐIỂM CAO.
NGUYỄN DUY CƯỜNG
0164.958.7002
MAIL: RICHDAD.DUYCUONG@GMAIL.COM
YM: NGUYENDUYCUONG_BN

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

10 dieu can thiet hoc ta

Điểm 1 :Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học?
Điểm 2 : Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?
Điểm 3 : Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Điểm 4 : Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh…
Điểm 5: Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.
Điểm 6 : Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.
Điểm 7 : Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ.
Điểm 8: Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.
Điểm 9 : Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.
Điểm 10: Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: “Mình muốn học gì hôm nay?” và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: “Mình đã học được gì hôm nay?”
Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em đang có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh và ngủ mơ bằng tiếng Anh. Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm mơ bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh đáp: Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ

đĩa cd Nói một mạch bằng tiếng Anh - One breath English trong trường học

here

Đây là một bộ sách rất hay, nhưng để khỏi tốn tiền các bạn mua đĩa cd, mình cất công up lên mạng 

"Bộ giáo trình Nói một mạch bằng tiếng Anh - One breath English được ban biên soạn Tri Thức Việt tuyển chọn và biên dịch với sự cộng tác của một số giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh ở nhà trường cũng như ở các trung tâm hiện nay. Đây là một tin mừng đối với những ai đang học tiếng Anh.

Điều trăn trở của tất cả mọi người khi học ngoại ngữ là học xong thì quên khiến cho mọi người học hành vất vả cũng khó mà học thành. Đối với vấn đề này, One breath English đã đưa ra phương pháp hữu dụng nhất. Mỗi một quyển gồm những câu nói thường dùng trong sinh hoạt, được chia thành 12 bài, mỗi bài 3 phần, mỗi phần 3 câu và mỗi quyển có 108 câu. Chỉ cần học thuộc đến mức "đọc 9 câu của một bài trong vòng 5 giây", đọc 108 câu của cả quyển sách trong vòng một phút thì cả đời sẽ không quên.

One breath English thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Chỉ cần bạn muốn học tiếng Anh thì tuổi tác không thành vấn đề. Mới học có thể đọc chậm, nhưng thông qua luyện tập, bạn sẽ ngày càng đọc nhanh hơn. Hãy tận dụng những thời gian nhàn rỗi trong ngày để học tiếng Anh, bạn sẽ không thấy cô đơn, quên đi phiền muộn, trí nhớ ngày càng tốt hơn.

Học từ không bằng học câu, học một câu thì được một câu, học một nhóm thì được một nhóm, ngày tháng dài lậu, bạn sẽ là người thông thạo tiếng Anh. Học xong One breath English sẽ khiến bạn luôn luôn muốn nói với mọi người bằng tiếng Anh, có niềm tin trong việc học Anh ngữ, có khả năng chỉ xem qua là nhớ, có thể nói được những câu thiết thực đơn giản". 

link mediafire: 

-phần 1: http://www.mediafire.com/?c77io7lqtb6tpt7
-phần 2: http://www.mediafire.com/?1xy4cpcr83ag20a

crazy english

phuong phap, 60 video online here 1. tu tuong va phuong phap

here 2 900 cau co ban, 900 cau cuoc song, chuoi video ....


Phương pháp, cách thức cụ thể và trình tự tiến hành học theo Crazy English cụ thể như sau:
Chuẩn bị tâm thếPhải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.
Mỗi ngày học thuộc 5-10 câuMỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Mỗi tuần học thuộc một bài văn: Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!
Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút! – Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm.
Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…
Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
CÁCH HỌC THUỘC
  1. - Nghe băng
  2. - Đọc chậm, to, rõ, chính xác
  3. - Đọc lướt nhanh cả câu
  4. - Lặp đi lặp lại 100 lần => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy

friends online

4.1
full mkv cua nhe

american accent traning

TẠI SAO BẠN CHƯA GIAO TIẾP TỐT TIẾNG ANH?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho Bạn chưa giỏi trong giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng trong đó có một nguyên nhân chính là do Bạn chưa có KHẢ NĂNG TỰ HỌC. Tôi xin nhắc lại nguyên nhân Bạn chưa giao tiếp tốt tiếng Anh chính là Bạn chưa có KH NĂNG T HC. Vậy làm thế nào để có thể tự học được?

Thường thì khi chúng ta không biết đc mt t nào đó thì có 2 cách mà chúng ta thường hành xử:

-   Cách 1: hỏi ai đó đã biết đọc từ này rồi đọc theo (rất tốn thời gian, chưa chắc người ta hỏi đọc chuẩn)

-   Cách 2: đóan mò và đọc đại (rất nguy hiểm vì dễ bị hiểu sai và tạo thành thói quen rất khó sửa)

Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể biết cách làm thế nào đểphát âm (Pronounce) chuẩn BT KỲ CH NÀO, tôi nhắc lạiBT KỲ CH NÀO mà chúng ta gặp chỉ cần chúng ta biết đượcPHIÊN ÂM QUC T của từ đó.

Điều kế tiếp mà chúng ta quan tâm khi nói một câu là NGỮ ĐIU. Làm thế nào để chúng ta biết khi nào thì lên ging còn khi nào thì xung ging? Theo cảm tính ư? Câu trả lời là KHÔNG. Có quy luật đấy, trừ những trường hợp đặc biệt. Bạn có nắm vững được những quy tắc về NG ĐIU (intonation) này chưa hay chỉ nói theo cảm tính hoặc nghe ai đó nói rồi nói theo?

Người bản xứ không nói tiếng Anh từng từ một (word by word) mà học có xu hướng nối các từ lại với nhau thành các đơn vị âm thanh (sound units) và có cả biến âm. Bạn đã nắm vững các quy tắc NỐI ÂM (LIAISON) này chưa?

Chúng ta cùng nhau đọc câu ví dụ quen thuộc sau:

I AM A STUDENT.

-   Bước 1: phát âm (pronunciation) từng chữ riêng lẻ /ai/ /æm/ /ei/ /ˈstuː.dənt/

-   Bước 2: tạo ngữ điệu (intonation)

-   Bước 3: nối âm(liaison), chú ý strong form của ‘a’ là /ei/, nhưng khi đọc nhanh thì ‘a’ được đọc là /ə/ (schwa).  Câu trên sẽ được đọc là:

Ba yếu tố trên (pronunciationintonation và liaison) là 3 thành phần chính của American Accent (giọng bản xứ Mỹ). Chỉ cần Bạn nắm vững 3 yếu tố này bạn có thể nói BT KỲ CÂU NÀOxin nhắc lại BT KỲ CÂU NÀO, mà Bạn gặp không cần nhờ ai đó đọc trước cho mình nghe.

Và chắc chắn khi Bạn nói chưa tốt thì Bạn cũng gặp vấn đề khi nghevì đơn giản là Bạn đang nói tiếng Anh theo kiểu người Việt còn người Bạn giao tiếp thì nói theo giọng bản xứ của họ. Nó giống như việc một người miền Tây lần đầu tiên nói chuyện với một người miền Bắc hoặc miền Trung. Chắc chắn là 2 người này sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp dù cả 2 đều nói tiếng Việt nhưng mỗi người nói theo 1 kiểu khác nhau. Thật khó để chúng ta nhận biết một từ khi nghe ai đó nói nếu chúng ta và họ phát âm khác nhau. Ví dụ: tiếng Anh và tiếng Việt đều có từ “DO” (tiếng Anh đọc là /duː/; tiếng Việt đọc là ‘do’, trong chữ TỰ DO). Câu hỏi đặt ra là chúng ta và ngưởi Bản xứ đã nói giống nhau chưa?

Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được điều này? Chỉ với 6 buổi học Bạn hoàn toàn có thể làm được tất cả những điều được đề cập ở trên, những điều mà Bạn mất hàng năm, thậm chí hàng chục năm vẫn chưa làm được. Khóa học American Accent Training sẽ giúp Bạn làm được điều đó. Hãy >>>>ĐĂNG KÝ NGAY<<<< để được GIM 10%khi là 1 trong 10 học viên đầu tiên của mỗi khóa.

Số lượng chỗ ngồi có hạn. Hãy gọi lại cho tôi sau 5 phút nếu máy bận! Chúc Bạn thành công!