Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

4.TOP 25 CHUỖI CUNG ỨNG 2005-2009

1.
http://www.diendantmdt.com/forum/threads/5915-Top-25-Chuoi-cung-ung-nam-2007-cua-AMR-Research

2. APPLE 1 



Chuỗi cung ứng: Vũ khí chiến lược của Apple
ICTnews - Apple thường chi mạnh tay trong mọi khâu thuộc quá trình sản xuất sản phẩm, đem lại lợi thế kinh doanh không nhỏ.
Câu chuyện đốm sáng xanh
Khoảng 5 năm trước, Jony Ive – hiện là Phó Chủ tịch cấp cao (SVP) mảng Thiết kế kiểu dáng công nghiệp của Apple muốn MacBook có tính năng mới: chấm sáng nhỏ màu xanh ngay trên màn hình, tỏa sáng xuyên qua lớp vỏ nhôm để báo hiệu máy ảnh đang hoạt động. Vấn đề là gì? Đơn giản ánh sáng không thể chiếu qua kim loại. Theo nguồn tin thân cận với vấn đề, Ive đã liên lạc với nhóm các nhà sản xuất và chuyên gia kim loại để tìm ra phương pháp biến điều không thể thành có thể. Đội này khám phá ra cách thức dùng laser tùy chỉnh chọc một lỗ trên vỏ nhôm, nhỏ gần như vô hình trước mắt người nhưng đủ lớn để ánh sáng lọt qua.
Áp dụng giải pháp này với lượng lớn sản phẩm lại là vấn đề hoàn toàn khác. Apple cần nhiều, rất nhiều máy laser. Các chuyên gia tìm được công ty Mỹ chuyên sản xuất thiết bị laser cho các nhà sản xuất microchip có thể làm được điều này. Mỗi cỗ máy như vậy có giá khoảng 250.000 USD. Apple thuyết phục người bán kí hợp đồng độc quyền và mua hàng trăm máy để tạo ra những lỗ nhỏ cho ánh sáng xanh đang hiện diện trên MacBook Airs, bàn rê cảm ứng đa điểm Trackpad, bàn phím không dây hiện nay.
Hầu như mọi khách hàng của Apple đều không bận tâm tới một giây về thứ ánh sáng xanh, nhưng chi tiết sáng tạo này mang lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho Apple. Đó chính là thế giới của sản xuất, cung ứng, logistics mà tân Tổng giám đốc Apple – Tim Cook dày công tính toán. Theo ý kiến từ nhiều cựu nhân viên, quan chức tại nhà cung cấp, chuyên gia quản lí thân cận với hoạt động vận hành, Apple đã tạo ra hệ sinh thái khép kín nơi công ty kiểm soát gần như mọi mảnh của chuỗi cung ứng, từ thiết kế cho tới cửa hàng bán lẻ. Do số lượng hàng hóa lớn và sản xuất gần như liên tục, Apple nhận được nhiều khoản chiết khấu từ nhiều khâu, sản xuất và vận tải hàng không. Mike Fawkers, cựu Chủ tịch chuỗi cung ứng tại HP và hiện là chuyên gia đầu tư tại Công ty vốn VantagePoint Capital Partners đánh giá: “Vận hành chuyên nghiệp là tài sản lớn của Apple, tương đương đổi mới sản phẩm hay tiếp thị”.

1a.jpg
Bí quyết quản lí chuỗi cung ứng là tài liệu tối mật của Apple. Ảnh: Internet
Chi “bạo tay” cho chuỗi cung ứng
Chính khâu này giúp Apple xử lí được lượng hàng lớn mỗi khi tung ra mà không cần lo lắng về lượng hàng tồn kho giá trị lớn; cho phép một công ty thường xuyên bị chỉ trích vì bán sản phẩm giá cao hơn mọi đối thủ vẫn có thể kiếm được 25% lợi nhuận trên mỗi iPad (theo ước tính của chuyên gia phân tích Gene Munster từ hãng nghiên cứu Piper Jaffray). Nếu những tin đồn mới nhất là sự thực, hệ thống vận hành của Apple dường như là yếu tố quan trọng giúp công ty đủ tự tin gia nhập thị trường tivi năm 2013 bằng mẫu tivi tích hợp phần mềm sẵn có của Apple như iTunes. Theo Munster, sự hoài nghi về khả năng cạnh tranh của Apple trong thị trường đặc biệt nhạy cảm về giá, nơi lợi nhuận thường chỉ gói gọn trong 1 chữ số là “chính xác những gì mọi người nói khi Apple đặt chân vào mảng điện thoại di động.”
Apple bắt đầu đổi mới mọi chi tiết trong chuỗi cung ứng ngay sau khi Steve Jobs quay lại công ty năm 1997. Vào thời đó, mọi nhà sản xuất máy tính đều vận chuyển sản phẩm bằng đường biển, rẻ hơn nhiều so với hàng không. Theo John Martin, chuyên gia logistics từng làm việc với Jobs khi sắp xếp các chuyến bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng rãi đúng dịp Giáng sinh sang năm, Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường hàng không. Động thái này khiến các đối thủ khác như Compaq điêu đứng khi chậm chân trong đăng kí vận tải bay. Tương tự, khi iPod trình làng năm 2001, Apple nhận ra vận chuyển nhiều máy nghe nhạc gọn nhẹ trên máy bay có thể tiết kiệm hơn hơn khi gửi trực tiếp từ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc tới tận cửa nhà khách hàng. Việc mọi người đặt mua và nhận hàng chỉ sau vài ngày, hay có thể theo dõi sát sao hành trình sản phẩm thông qua trang web của Apple thực sự là khoảnh khắc “chết tiệt” cho nhiều đối thủ khác.
Tâm lý chi tiền bạo tay bất cứ lúc nào cần thiết, và gặt hái lợi nhuận từ tổng lượng sản phẩm lớn hơn trong dài hạn đã được “thể chế hóa” trong suốt chuỗi cung ứng của Apple, ngay từ khâu thiết kế. Ive và đội kĩ thuật có lúc sống hàng tháng trời trong khách sạn chỉ để gần gũi hơn với các nhà cung cấp và sản xuất, tinh chỉnh quá trình công nghiệp chuyển hóa từ nguyên mẫu sang thiết bị sản xuất hàng loạt. Với các thiết kế mới như vỏ nhôm nguyên khối của MacBook, nhà thiết kế của Apple phải hợp tác với nhà cung cấp tạo ra thiết bị mới hoàn toàn. Quyết định tập trung vào ít dòng sản phẩm và tùy biến ít thay đổi là lợi thế rất lớn. Theo Matthew Davis, chuyên gia chuỗi cung ứng tại Hãng nghiên cứu Gartner – người xếp Apple là chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới trong 4 năm qua, “Apple sở hữu chiến lược rất thống nhất, và mọi phần trong kinh doanh đều xoay quanh chiến lược này.”
Thời điểm đi vào sản xuất, Apple mang theo vũ khí hơn 80 tỉ USD tiền mặt và đầu tư: năm tới, Apple dự định tăng gấp đôi chi phí vốn cho chuỗi cung ứng lên 7,1 tỉ USD, trong đó xác nhận dành 2,4 tỉ USD để trả trước cho các nhà cung cấp chính. Chiến thuật đảm bảo sự sẵn sàng và giá thấp cho Apple, và nhằm hạn chế khả năng của mọi đối thủ khác. Một quan chức của HTC cho biết, trước khi iPhone 4 được tung ra hồi tháng 6/2010, HTC không thể mua được số lượng màn hình như mong muốn bởi các nhà sản xuất còn đang bận rộn hoàn thành đơn hàng của Apple. Để tạo ra iPad 2, Apple cũng mua nhiều máy khoan cao cấp để chế tạo vỏ bên trong thiết bị, buộc các hãng khác phải chờ đợi từ 6 tuần tới 6 tháng mới mua được máy móc.
Không phải ai cũng muốn trở thành nhà cung cấp cho Apple
Trở thành nhà cung cấp cho Apple vô cùng hấp dẫn bởi đơn hàng lớn, nhưng cũng đầy thử thách vì nhiều ràng buộc. Khi Apple yêu cầu báo giá cho các thành phần như màn hình cảm ứng, công ty yêu cầu bản tính toán chi tiết tại sao đạt mức giá này, bao gồm cả ước tính chi phí nguyên vật liệu và nhân công, và lợi nhuận dự định. Một giám đốc từng tư vấn cho Apple tiết lộ Apple đòi nhiều nhà cung cấp chính dự trữ hàng tồn kho trong 2 tuần cách nhà máy lắp ráp tại châu Á 1 dặm, và đôi lúc không trả tiền tới 90 ngày sau khi đã sử dụng. Không phải nhà cung cấp nào cũng thích Apple. Một lãnh đạo từng làm việc với các nhà sản xuất quan trọng cho biết chiến thuật mặc cả của Apple có xu hướng gây áp lực giảm giá, dẫn tới lợi nhuận thấp hơn. Sau nhiều tháng đàm phán, công ty từ chối khoản thanh toán 1 tỉ USD từ Apple, yêu cầu nhà cung ứng cam kết huy động mọi năng lực sản xuất dồn cho sản phẩm của Apple, và không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Apple.
Apple đạt tới đỉnh cao khi lần lượt tiết lộ các sản phẩm nổi tiếng, một quá trình được dàn xếp chặt chẽ qua nhiều năm với Mac, iPod, iPhone, iPad. Nhiều tuần sau khi công bố sản phẩm, các nhà máy phải hoạt động quá công suất để tạo ra hàng trăm nghìn thiết bị. Để kiểm soát hiệu quả và đảm bảo bí mật trước khi ra mắt, Apple đặt màn hình điện tử trong nhiều hộp cho phép theo dõi các công ty Trung Quốc như một nỗ lực nhằm giảm thiểu tối đa tin tức rò rỉ. Theo lời nhà tư vấn từng làm việc với Apple, ít nhất một lần, công ty đã giao sản phẩm trong thùng cà chua để tránh bị phát hiện. Khi iPad 2 ra mắt, sản phẩm hoàn thiện đóng trong bao kín, và thường xuyên được kiểm tra tại mỗi điểm bàn giao – cảng, sân bay, kho xe tải, trung tâm phân phối để đảm bảo không sản phẩm nào thất thoát. Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple chính là lợi thế vận hành cuối cùng. Một khi sản phẩm được bày bán, công ty có thể theo dõi nhu cầu của từng cửa hàng theo từng giờ, và điều chỉnh dự báo sản xuất hàng ngày.
Lợi nhuận khổng lồ của Apple – lợi nhuận gộp 40% quý vừa qua, so với 10-20% của các công ty khác – phần lớn dựa vào quá trình vận hành, chắc chắn sẽ được duy trì ưu tiên dưới thời Tim Cook. Vị tân Tổng giám đốc từng trao cho đồng nghiệp bản sao của cuốn sách Cạnh tranh với thời gian (Competing Against Time) có nội dung sử dụng chuỗi cung ứng như vũ khí chiến lược trong kinh doanh. Theo chuyên gia logistics Martin, Cook dùng khẩu hiệu đanh thép để nói về sự cần thiết của hiệu quả: “Không ai muốn mua sữa bị chua.”

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

2. CUỘC CHIẾN FEDEX-UPS-DHL

http://www.scribd.com/doc/6247387/Fedex-UPS-DHL

1. Ba xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới

Ba xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới
Xem tin gốc
ĐCSVN - 30 tháng trước 1001 lượt xem
() - Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics toàn cầu (Global Logistics).
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics toàn cầu sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau:
.
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử.
Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý...là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích vói các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. ..đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – là rất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí. Trong các nền kinh tế dựa trên logistics đẩy trước đây, cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kết của nhiều công ty, sự sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thô và nhân lực rẻ hơn, sự tự động hóa hoặc quá trình tái cơ cấu công nghệ, kỹ thuật trong các nhà máy. Cùng với đó, những sự cải tiến này đã giúp các công ty tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí hậu cần. Ngày nay, nguồn thu lợi nhuận từ quá trình nâng cấp và cải tiến này đã được thực hiện trên qui mô lớn hơn trong hầu hết các khu vực sản xuất chế tạo.
Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply - driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu.
Cơ chế “cần kéo” (logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng.
Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần (demand data) bao gồm cá số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.
.
Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.
Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như:
TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu hóa, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến./.